Các hệ thống bảo vệ M1 Abrams

M1 Abram được trang bị hệ thống chữa cháy tiên tiến bằng khí halon có khả năng phát hiện hoả hoạn chỉ trong 2 phần nghìn giây và dập tắt chúng trong vòng 1/4 giây. Cả khoang lái lẫn khoang động cơ đều có hệ thống chữa cháy bằng khi halon. Tuy nhiên, với dung tích bình xăng hơn 1900 lít, thì các hệ thống chữa cháy này chỉ có thể dập tắt các đám cháy nhỏ-vừa và cầm chân các đám cháy lớn để cho tổ lái có thời gian thoát thân. Trong trường hợp hệ thống tự động bị trục trặc, tổ lái có thể kích hoạt hệ thống chữa cháy bằng tay từ bên trong (đối với hệ thống dập lửa khoang lái) hoặc bên ngoài (đối với khoang động cơ).

Trong tương lai, M1 sẽ được bảo vệ thêm bởi hệ thống phòng thủ tích cực Trophy có khả năng đánh chặn hầu hết các loại đạn từ mọi hướng xung quanh xe. Hệ thống Trophy do Mỹ mua từ Israel sẽ được đưa vào trang bị thử nghiệm cho phiên bản M1A2 SEP v4. Trong thời gian chờ hệ thống Trophy này, quân đội Mĩ đã trang bị các thiết bị hình hộp AN VLQ-8A "soft kill" có khả năng gây nhiễu các loại tên lửa chống tăng SACLOS đời đầu. Năm 2016, Lục quân Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm hệ thống bảo vệ Trophy của Israel để bảo vệ các xe tăng Abrams của họ khỏi nguy cơ tấn công bằng RPG hiện đại và ATGM bằng cách gây nhiễu (đối với ATGM) hoặc bắn những viên đạn nhỏ để làm lệch hướng quả tên lửa chống tăng. Quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch đưa ra một lữ đoàn với hơn 80 xe tăng được trang bị Trophy đến châu Âu vào năm 2020. Kế hoạch lên đến 261 Abrams được nâng cấp với hệ thống, đủ cho ba lữ đoàn.

M1 Abrams đổ bộ bằng tàu đệm khí LCAC
  • Thiết bị phản ứng chống tên lửa(MCD) AN VLQ-8A:

Thiết bị phản ứng chống tên lửa AN VLQ-8A của hãng Sander(thuộc công ty Lockheed Martin) cung cấp khả năng bảo vệ tức thời chống lại một số lớn tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) cho các loại xe thiết giáp. Hơn 1.000 hệ thống đã được giao cho quân đội Mĩ. Hiện vẫn chưa có thông tin về việc xuất khẩu hệ thống này.

Thiết bị AN VLQ-8A này có thể làm nhiễu các loại tên lửa SACLOS, qua đó ngăn chặn chúng tới được mục tiêu. Thời gian trung bình trước khi gặp sự cố của thiết bị này vào khoảng 400 h, được cho là rất đáng tin cậy và không cần bảo trì ở cấp độ lớn. Tất cả những gì cần làm cho một thành viên tổ lái là bật tắt hệ thống, lau chùi bụi đất để cho hệ thống hoạt động trong thời gian dài. Hệ thống này thường được đặt trên nóc tháp pháo xe tăng Abram. Nhiều hệ thống cũng có thể được trang bị cho một xe tăng nếu cần vùng bảo vệ lớn hơn. Tuy nhiên, hệ thống MCD này tỏa ra một lượng lớn tia hồng ngoại có thể đốt cháy mắt và da người đứng trước nó. Vì vậy, binh sĩ được khuyến cáo không nên nhìn vào thiết bị này trong tầm 4m.

  • Ngụy trang và che giấu:

Tháp pháo được trang bị hai khẩu súng phóng lựu đạn khói với sáu ống phóng mỗi khẩu (Xe M1A1 của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ sử dụng phiên bản tám ống phóng). Chúng có thể tạo ra một khói dày ngăn chặn cả tầm nhìn và hình ảnh nhiệt. Động cơ cũng được trang bị một máy phát khói được kích hoạt bởi người lái xe. Khi được kích hoạt, nhiên liệu được phun vào ống khói tuabin nóng, tạo ra khói dày. Tuy nhiên, do sự thay đổi từ dầu diesel làm nhiên liệu chính cho việc sử dụng động cơ JP-8, hệ thống này đã bị vô hiệu hóa đối với hầu hết các xe tăng Abrams ngày nay bởi vì có nguy cơ cao thiệt hại về hỏa hoạn đối với khoang động cơ. Quân đội Hoa Kỳ cũng có thể trang bị cho xe tăng Abrams của mình lớp ngụy trang Saab Barracuda khi cần thiết, cung cấp cho xe khả tránh khỏi việc bị phát hiện bởi các thiết bị hồng ngoại, cảm biến nhiệt và radar [11]

  • TUSK (Tank Urban Survability Kit: Bao gồm: Giáp ERA cho tăng Abram (ARAT) 2 bên sườn xe, Giáp lồng phía sau xe, RWS cho súng máy.50 của xa trưởng, Tấm chắn đạn cho súng máy 7,62mm của người nạp đạn, Súng máy.50 đồng trục với pháo chính, Điện thoại liên lạc giữa tăng-bộ binh, Mũ nhắm bắn hồng ngoại khẩu M240 cho người nạp đạn
  • TUSK 2: Thông tin về hệ thống bạo vệ này vẫn chưa được công bố.

Trước đây, Mỹ đã nhiều lần thử nghiệm hệ thống phòng thủ chủ động là Iron Curtain - sản phẩm do Tập đoàn Artis của Mỹ nghiên cứu phát triển. Nhà sản xuất tuyên bố Iron Curtain sử dụng radar CrossCue hoạt động trên băng tần C, có khả năng phát hiện, phân loại và xác định chính xác quỹ đạo đạn rocket hay tên lửa chống tăng đối phương bắn tới. Khi đầu đạn tiếp cận mục tiêu, đạn đánh chặn được bố trí trên nóc xe sẽ đánh chụp trực tiếp vào đạn chống tăng bắn tới để giảm khả năng công phá hoặc phá hủy hoàn toàn nó. Tuy nhiên trong suốt 10 năm, mọi kế hoạch của Mỹ với Iron Curtain chỉ dừng lại ở tuyên bố, không có hệ thống nào được sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng điều này chứng tỏ Mỹ đã thất bại với chương trình phát triển hệ thống phòng thủ chủ động nội địa[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: M1 Abrams http://www.anao.gov.au/director/publications/audit... http://www.army-technology.com/projects/abrams/ http://www.army-technology.com/projects/abrams/ind... http://armyrecognition.com/june_2015_global_defens... http://www.armytimes.com/story.php?f=1-292925-2348... http://www.datviet.com/khoanh-khac-xe-tang-m1-my-t... http://www.defense-update.com/products/m/M1A1AIM.h... http://www.defense-update.com/products/m/M1A2SEP.h... http://www.defense-update.com/products/t/tusk.htm http://www.defenseindustrydaily.com/2006/08/the-20...